TOP 10 lễ hội truyền thống tại Bắc Ninh đậm đà bản sắc văn hóa

Tại Bắc Ninh là nơi nổi tiếng có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc và lâu đời. Mỗi lễ hội mang một ý nghĩa riêng, gắn liền với tín ngưỡng, lịch sử và phong tục tập quán lâu đời. Hôm nay BacNinhtoplist liệt kê những các lễ hội truyền thống tại Bắc Ninh nổi tiếng.

Lễ hội đền Bà Chúa Kho

Lễ hội đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch mỗi năm. Ý nghĩa của lễ này là tưởng nhớ công ơn của người đã có công bảo vệ đất nước. Vào những ngày này, nhiều người sẽ đi sắm lễ để cầu xin tài lộc, may mắn trong năm mới. Một trong những nghi thức đặc trưng nhất tại đây chính là việc “vay vốn đầu năm” – Vào cuối năm, họ quay trở lại đền để “trả lễ”, thể hiện sự biết ơn và giữ chữ tín trong đời sống tâm linh.

Le-hoi-den-ba-chua-kho-bacninhtoplist

Bên cạnh đó, ở đây còn có các lễ hội khác thu hút đông đảo du khách. Nổi bật nhất là các chương trình hát Quan họ được biểu diễn bởi những liền anh, liền chị trong trang phục truyền thống. Ngoài ra, nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, kéo co,… cũng được tổ chức, mang lại bầu không khí vui tươi.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Đền Bà Chúa Kho, khu Cổ Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh

Hội Lim

Hội Lim là lễ hội nổi tiếng nhất tại Bắc Ninh gắn liền với tín ngưỡng thờ Ông tổ Quan họ – Đức Vua Bà. Lễ hội được tổ chức vào ngày 13 tháng 1 Âm lịch hằng năm tại huyện Tiên Du. Theo sử sách ghi chép lại là người dân mở hội để tưởng nhớ công đức của bà và tổ chức hát giao duyên và nét đẹp văn hóa ứng xử giữa con người với con người.

Hoi-lim-bacninhtoplist

Hằng năm, mỗi khi lễ hội diễn ra, nơi đây lại thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội. Đến đây, du khách được hòa mình vào những làn điệu Quan họ mượt mà, sâu lắng do các liền anh, liền chị trình diễn. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, đu tiên, kéo co… Hội Lim còn là dịp để cộng đồng gắn kết, cùng nhau gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Chùa Lim, Tiên Du, Bắc Ninh

Lễ hội chùa Dâu

Một trong những lễ hội truyền thống nổi bật không thể bỏ qua là lễ hội chùa Dâu. Không chỉ đơn thuần là một lễ hội dân gian, đây còn là minh chứng sống động cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam. Lễ hội được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm tại xã Thanh Khương.

Le-hoi-chua-dau-bacninhtoplist

Không khí lễ hội diễn ra tưng bừng với nhiều nghi thức truyền thống. Trong đó nổi bật là lễ rước tượng Pháp Vân, nhằm tưởng nhớ Man Nương. Đồng thời, lễ hội còn tôn vinh Pháp Vân – một trong Tứ Pháp tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh đó, phần hội cũng không kém phần sôi nổi với các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian. Nếu có dịp bạn nên ghé tới đây để trải nghiệm không khí này nhé!

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Chùa Dâu, Lạc Long Quân, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh

Lễ hội Đền Đô

Lễ hội Đền Đô là cái tên tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Mỗi năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, lễ hội đón hàng ngàn du khách thập phương về. Đây là dịp để mọi người dâng hương tưởng niệm vua Lý Thái Tổ và chín vị vua triều Lý. Phần lễ trang nghiêm với nghi thức rước kiệu, tế lễ, tuyên đọc chiếu dời đô… Đồng thời, phần hội sôi nổi với hát Quan họ trên thuyền rồng, lễ hội đèn lồng,… Cùng các trò chơi dân gian như kéo co, thi gói bánh, đấu vật… Tất cả t ạo nên không khí truyền thống đặc sắc.

Le-hoi-den-do-bacninhtoplist

Không chỉ là sự kiện văn hóa, lễ hội Đền Đô còn là dịp để kết nối cộng đồng. Và cũng là lời nhắc nhở mỗi người con đất Việt về nguồn cội của mình. Nếu có dịp đến Bắc Ninh vào mùa xuân, đừng bỏ lỡ hành trình trẩy hội Đền Đô.

Lần đầu tiên mình được tham gia lễ hội Đền Đô và thật sự rất ấn tượng. Không khí lễ hội trang nghiêm mà vẫn rộn ràng. Đặc biệt là phần rước kiệu và hát Quan họ trên thuyền khiến mình nổi da gà vì quá đẹp. Khu phố đi bộ thì nhộn nhịp, có cả gian hàng ẩm thực địa phương, ăn uống no nê. Mình còn mua được vài món quà lưu niệm thủ công rất xinh”

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Lý Thái Tổ, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Lễ hội chùa Phật Tích

Vào mùng 4 Tết âm lịch, lễ hội chùa Phật Tích chính thức khai hội. Đây là điểm đến tâm linh thu hút hàng nghìn phật tử mỗi dịp xuân về. Lễ hội bắt đầu với các phần lễ trang trọng: dâng hương cầu quốc thái dân an, lễ rước tượng Phật… Đặc biệt, lễ Pháp hội Đại Bi diễn ra vào tối mùng 5 là điểm nhấn tâm linh của lễ hội.

Le-hoi-chua-phat-tich-bacninhtoplist

Phần hội tại chùa Phật Tích lại vô cùng sống động. Nổi bật nhất là các tiết mục hát Quan họ trên thuyền và trên sân đình. Bên cạnh đó còn có chèo, tuồng cổ. Các trò chơi dân gian như khiến không khí ngày hội thêm phần náo nhiệt. Khu ẩm thực lễ hội cũng rất phong phú, với những món đặc sản phục vụ du khách thập phương.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Chùa Phật Tích, Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh

Hội Đại Bái

Hội Đại Bái còn gọi là lễ giỗ tổ nghề gò – đúc đồng được tổ chức vào ngày 27 đến 29/9 âm lịch hằng năm. Được diễn ra tại xã Đại Bái để tưởng nhớ ông tổ nghề Nguyễn Công Truyền, người đã truyền dạy nghề đúc đồng cho dân làng.

Hoi-dai-bai-bacninhtoplist

Nghi thức lễ hội sẽ gồm có:

  • Lễ dâng hương và tế tổ tại đình Diên Lộc
  • Nghi thức trình giầu và trình tuổi
  • Lễ rước tổ: từ miếu thờ về đình.

Sau phần lễ trang nghiêm, du khách sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân gian truyền thống. Và được giới thiệu các sản phẩm đúc đồng tinh xảo do chính người dân làng nghề chế tác. Buổi tối, sân đình trở thành sân khấu của những màn hát chèo, thu hút du khách ghé tới.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Làng Đại Bái, Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh

Hội Đền Cao Lỗ Vương

Hội Đền Cao Lỗ Vương là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ vào mỗi dịp tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ra hằng năm vào ngày 10/3 âm lịch, để tưởng nhớ Cao Lỗ Vương. Đây là vị tướng chế tạo nỏ thần và có công lớn trong sự nghiệp dựng nước.

Hoi-den-cao-lo-vuong-bacninhtoplist

Không khí lễ hội vừa linh thiêng, vừa gần gũi. Ngay từ chiều mùng 9, bà con trong vùng đã tất bật chuẩn bị cho lễ mộc dục và làm sạch không gian thờ tự. Phần hội mang màu sắc của vùng quê Bắc Bộ. Bạn sẽ ấn tượng với các trò diễn dân gian tái hiện lại tích xưa như múa mo, múa bông dân dã mà đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, không thiếu các trò chơi dân gian mà người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có thể góp vui.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Đền Cao Lỗ Vương, Gia Bình, Bắc Ninh

Hội chùa Tam Sơn

Hằng năm, vào dịp từ mùng 8 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Tam Sơn lại nô nức tổ chức lễ hội chùa Cảm Ứng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ các bậc tiền nhân mà còn là một ngày hội văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.

Hoi-chua-tam-son-bacninhtoplist

Không khí lễ hội mang đậm nét truyền thống làng quê Bắc Bộ. Các thôn trong làng luân phiên chuẩn bị lễ vật, tổ chức tế lễ, dâng hương thể hiện lòng thành kính cầu mong năm mới bình an, no đủ. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Trong đó, những làn điệu quan họ mượt bên sân đình đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh

Hội Đền Đậu

Khác với các lễ hội trên, hội Đền Đậu được tổ chức 3 năm 1 lần tại khu vực đền Đậu. Đây là hội của chín làng vùng ven sông Đuống. Lễ hội sẽ tổ chức vào khoảng tháng 3 âm lịch để bày tỏ lòng tôn kính với vị thần có công giữ đất, giữ làng từ thuở xa xưa.

Hoi-den-dau-bacninhtoplist

Các nghi lễ được chuẩn bị chu đáo, từ rước kiệu đến dâng hương đều mang ý nghĩa tri ân. Phần hội cũng là một điểm nhấn đáng nhớ, với nhiều trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống và những hoạt động giao lưu giữa các làng. Đặc biệt, những buổi hát quan họ vào chiều tối khiến ai tham dự cũng có cảm giác gần gũi.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh

Lễ hội chùa Bút Tháp

chùa Bút Tháp không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính mà còn là nơi diễn ra một lễ hội truyền thống. Lễ hội được tổ chức vào 23–24 tháng 3 âm lịch hằng năm. Không khí diễn ra trang nghiêm, với các nghi thức dâng hương, tụng kinh, cầu an.

Le-hoi-chua-but-thap-bacninhtoplist

Sau phần lễ, là các hoạt động văn hóa như hát quan họ giao duyên múa rối nước,… Dù quy mô không quá lớn, nhưng lễ hội vẫn giữ được  sự gắn kết cộng đồng.

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh

Một vài lưu ý khi tham gia lễ hội tại Bắc Ninh

  • Chuẩn bị lễ vật đầy đủ và phù hợp.
  • Ăn mặc lịch sự, kín đáo. Tôn trọng không gian tâm linh, đặc biệt tại các đền, chùa linh thiêng
  • Giữ gìn vệ sinh, không xả rác.
  • Cẩn thận tư trang cá nhân. Do lượng người đông, nên bạn cần chú ý ví tiền, điện thoại, không mang nhiều đồ quý.
  • Tôn trọng không khí lễ hội. Tránh chen lấn, xô đẩy hoặc nói to tại nơi làm lễ.

Mot-vai-luu-y-khi-tham-gia-le-hoi-tai-bac-ninh-bacninhtoplist

Bài viết của BacNinhtoplist đã liệt kê các lễ hội truyền thống tại Bắc Ninh. Đây đều là sự kiện lớn rất thu hút sự quan của dân bản địa và khách du lịch. Nếu có dịp hãy ghé trải nghiệm ít nhất một lần trong đời nhé. Chắc chắn bạn sẽ mang về  những tấm ảnh đẹp và những ký ức văn hóa sâu sắc.

Tên lễ hộiThời gian tổ chứcĐịa chỉ
Lễ hội đền Bà Chúa KhoNgày 14 tháng Giêng âm lịchĐền Bà Chúa Kho, khu Cổ Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh
Hội LimNgày 13 tháng 1 Âm lịchChùa Lim, Tiên Du, Bắc Ninh
Lễ hội chùa DâuNgày 8 tháng 4 âm lịchChùa Dâu, Lạc Long Quân, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
Lễ hội Đền ĐôNgày 15 tháng 3 âm lịchLý Thái Tổ, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Lễ hội chùa Phật TíchMùng 4 Tết âm lịchChùa Phật Tích, Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh
Hội Đại Bái27 đến 29/9 âm lịchLàng Đại Bái, Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh
Hội Đền Cao Lỗ VươngNgày 10/3 âm lịchĐền Cao Lỗ Vương, Gia Bình, Bắc Ninh
Hội chùa Tam SơnTừ mùng 8 đến 12 tháng Giêng âm lịchTam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh
Hội Đền Đậu3 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịchMộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh
Lễ hội chùa Bút Tháp23–24 tháng 3 âm lịchChùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh

Xem thêm:
Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
Chùa Dâu tại Bắc Ninh

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Your email address will not be published. Required fields are marked *