Về với vùng đất Bắc Ninh, du khách không chỉ được lắng nghe những làn điệu quan họ mượt mà, mà còn có dịp ghé thăm những di tích lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa. Nơi đây từng sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, góp phần làm rạng danh đất nước. Một trong những địa điểm nổi bật chính là Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh Bắc Ninh. Bài viết sau đây của BacNinhtoplist sẽ mang đến cho bạn những thông tin tổng quan về nơi này.
Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở đâu?
Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh nằm tại thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đây chính là quê hương của ông – nơi gắn bó với tuổi thơ và cuộc đời sự nghiệp. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển về hướng đông nam khoảng vài cây số là đến nơi. Đường đi khá dễ tìm, thuận tiện cho cả xe máy lẫn ô tô.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Bảo Tháp, Gia Bình, Bắc Ninh
Số điện thoại: 0986 508 788
Thời gian mở cửa: 7:00 – 18:00
Đôi nét về Thái sư Lê Văn Thịnh
Lê Văn Thịnh sinh khoảng năm 1050, tại thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng rất thông minh và có tinh thần hiếu học. Vào năm 1075, Lê Văn Thịnh đã đỗ đạt kì thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường
Với tài năng xuất chúng, ông được triều đình nhà Lý trọng dụng. Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, rồi thăng dần lên đến chức Thái sư là vị trí quan trọng bậc nhất triều đình thời đó. Trong thời gian làm quan, Lê Văn Thịnh góp công lớn trong việc biên soạn luật pháp, giáo dục nhân tài và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nổi bật trong đó là vụ đàm phán trả lại đất ba châu cho Đại Việt từ nhà Tống.
Tuy nhiên, về sau ông bị vu cáo liên quan đến một vụ án và bị giáng chức. Dù vậy, trong lòng nhân dân, Lê Văn Thịnh vẫn là hình tượng của một người tài đức, sống vì nước, vì dân.
Kiến trúc và giá trị của đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở Bắc Ninh
Tổng thể kiến trúc của đền thờ
Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được xây tại quê hương của ông. Ngôi đền không quá lớn, nhưng được trùng tu, sạch sẽ và giữ được vẻ đẹp tôn nghiêm. Nhìn từ xa, đền nổi bật với mái ngói đỏ, nền gạch cổ và hàng cây xanh tạo cảm giác bình yên, gần gũi.
Tổng thể kiến trúc chia làm nhiều khu vực: tam quan, sân đền, nhà bái đường và hậu cung. Các hạng mục không đồ sộ, nhưng được thiết kế hài hòa và được thiết kế công phu.
Tam quan và sân đền
Tam quan là cổng vào chính. Mái ngói uốn cong nhẹ, trên cổng có treo biển gỗ khắc tên đền. Không quá cầu kỳ, nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm. Bước qua cổng là sân lát gạch đỏ. Vào những ngày nắng, sân gạch tỏa hơi ấm, rất đỗi thân thuộc.
Hai bên sân là cây cảnh và vài chậu hoa nhỏ, được người dân và ban quản lý đền chăm sóc. Không gian mở, yên tĩnh, là nơi mọi người thường dừng chân trước khi vào khu chính điện.
Bái đường và hậu cung
Bái đường là nơi đặt bàn thờ chính và các đồ thờ. Bên trong không gian rất ngăn nắp, sạch sẽ. Trên cao là hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng. Gỗ trong đền hầu hết đều là gỗ lim, đã ngả màu.
Phía sau là hậu cung là nơi đặt tượng thờ Thái sư. Tượng được làm bằng gỗ, kích thước vừa phải. Khuôn mặt tượng khắc họa dáng vẻ điềm đạm, trí tuệ và tôn kính. Không gian nhỏ, nhưng luôn ấm cúng nhờ ánh sáng dịu và khói hương nhẹ nhàng.
Thời điểm nên tham quan đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại Bắc Ninh
Bạn có thể ghé thăm đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa xuân hoặc mùa thu với thời tiết dịu nhẹ, trời trong xanh sẽ là lúc lý tưởng nhất. Không khí yên bình giúp bạn cảm nhận được sự linh thiêng của ngôi đền.
Đặc biệt, vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra lễ hội tưởng niệm Thái sư. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như rước kiệu, dâng hương, trò chơi dân gian,… Đây là dịp rất ý nghĩa để vừa tham quan, vừa tìm hiểu thêm về lịch sử và nét đẹp văn hóa.
Vừa rồi là những chia sẻ của BacNinhtoplist về Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh Bắc Ninh. Nếu có dịp đến đây, bạn hãy ghé thăm ngôi đền để tìm hiểm. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm yên bình và đáng nhớ.
Xem thêm:
Văn Miếu ở Bắc Ninh
Homestay tại Bắc Ninh