Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất vùng Kinh Bắc. Ai đặt chân đến đây cũng ấn tượng trước vẻ đẹp trầm mặc, uy nghiêm và giá trị văn hóa lâu đời của ngôi chùa. Cùng BacNinhtoplist khám phá xem nơi đây có gì đặc biệt mà khiến bao người phải dừng chân chiêm ngưỡng nhé!
Chùa Bút Tháp ở đâu?
Rất nhiều du khách khi ghé thăm Bắc Ninh đều mong muốn một lần đến chiêm bái chùa Bút Tháp. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng, không chỉ linh thiêng mà còn mang giá trị văn hóa và nghệ thuật sâu sắc. Hằng năm, chùa thu hút đông đảo du khách tìm về hành hương, chiêm ngưỡng.
Ngôi chùa tọa lạc tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí này nằm ngay bên dòng sông Đuống. Từ trung tâm Hà Nội đến chùa khoảng 30km, rất thuận tiện cho việc di chuyển. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 13, nhưng được trùng tu và phát triển mạnh vào thế kỷ 17 dưới triều vua Lê Thần Tông.
Ban đầu, chùa có tên là Ninh Phúc Tự. Về sau, do sự xuất hiện của tòa tháp có hình dáng giống cây bút, người dân quen gọi là chùa Bút Tháp. Với dấu ấn của thiền sư Chuyết Chuyết và tổ Minh Hành trong việc truyền bá Phật pháp đã góp phần làm nên danh tiếng cho ngôi chùa. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính và giá trị nguyên bản đáng quý. Chùa Bút Tháp còn có tên gọi khác là chùa Nhạn Tháp, chùa Thấp.
Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Bút Tháp
Bắc Ninh là điểm đến nổi bật với nhiều công trình văn hóa – tâm linh. Trong đó, chùa Bút Tháp là địa chỉ được du khách lựa chọn ghé thăm mỗi khi có dịp hành hương hay du lịch Với không gian cổ kính, yên bình, nơi đây phù hợp để viếng thăm vào bất kỳ thời điểm.
Tuy nhiên, theo chia sẻ từ nhiều du khách, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa là vào mùa xuân. Đặc biệt là khoảng tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Khi đó tiết trời mát mẻ, cây cối xanh tươi, rất thích hợp để vãn cảnh và chụp ảnh. Ngoài ra, buổi sáng sớm hoặc chiều muộn cũng là khung giờ được nhiều người ưa chuộng. Lúc này không gian trong chùa khá yên tĩnh, không khí trong lành, tạo cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng.
Kiến trúc độc đáo tại ngôi chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Điểm thu hút nổi bật nhất tại chùa Bút Tháp chính là kiến trúc cổ kính, đậm chất Phật giáo. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kết cấu ban đầu. Một số đặc điểm nổi bật của chùa bao gồm:
Tổng thể kiến trúc chùa
Ấn tượng đầu tiên khi đến chùa Bút Tháp là không gian thanh tịnh và vẻ đẹp trầm mặc. Chùa được xây dựng theo cấu trúc phổ biến của chùa Việt cổ. Tổng thể gồm hơn 10 công trình lớn nhỏ như: tam quan, gác chuông, nhà thiêu hương, thượng điện, hành lang, nhà tổ, nhà bia…
Toàn bộ chùa chủ yếu làm bằng gỗ lim, mái ngói cổ uốn cong mềm mại. Các họa tiết chạm khắc rồng, hoa lá, mây lửa… đều tinh xảo. Khi tham quan, du khách dễ dàng cảm nhận được sự yên bình, cổ kính và linh thiêng lan tỏa trong từng bước chân.
Điểm nhấn nghệ thuật bên trong chùa
Chùa Bút Tháp nổi bật với hàng trăm pho tượng Phật và Bồ Tát bằng gỗ sơn son thếp vàng. Mỗi tượng đều mang nét mặt và dáng vẻ khác biệt. Đặc biệt, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được xem là báu vật nghệ thuật quốc gia. Được tạc vào năm 1656, cao gần 4m, với 42 tay lớn và hàng trăm tay nhỏ.
Ngoài ra, chùa còn sở hữu những bức hoành phi, câu đối cổ, bia đá và tháp mộ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Tháp Báo Nghiêm là biểu tượng của chùa – được xây bằng đá xanh. Với hình cây bút lông vươn cao trên nền trời, tạo nên hình ảnh thiêng liêng và độc đáo.
Khuôn viên bên ngoài chùa
Bao quanh khuôn viên chùa là hệ thống sân vườn xanh mát, xen lẫn các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Con đường lát đá dẫn từ tam quan vào chính điện mang lại cảm giác thư thái, thanh tịnh.
Không gian yên ả, tiếng chuông chùa vang vọng hòa cùng tiếng chim. Vào mùa lễ hội, chùa cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa – tín ngưỡng truyền thống.
Vừa rồi là những chia sẻ của BacNinhtoplist về chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh. Nếu có dịp đến Bắc Ninh, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi chùa cổ kính này nhé. Chắc chắn nơi đây sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.
Xem thêm:
Đền Đô tại Bắc Ninh